Chúng ta ai cũng biết tập yoga rất tốt cho sức khỏe bởi khi tập yoga sẽ giúp cho cơ thể trở nên dẻo dai và săn chắc hơn, tăng cường sự vận động của các khớp giúp cho xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm được các triệu chứng đau nhức. Yoga giúp giải phóng stress, giảm đau, cải thiện chức năng tuần hoàn và hô hấp, điều hòa nhịp tim và huyết áp, tăng cường các chức năng tuyến nội tiết, nâng cao khả năng tập trung, đem lại sự ổn định về sức khỏe, thể chất và tinh thần, phòng và hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh có hiệu quả.
Tập yoga sai cách mang lại tác hại lớn
Chấn thương do tập yoga gần đây có xu hướng tăng nhanh. Ở Bệnh viện Thể Thao Việt Nam có nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám vì khi tập yoga xong có triệu chứng bị đau vai, cổ, lưng… nhưng vẫn không nghĩ đau là do tập yoga không đúng hoặc quá sức…
Bài viết hay: Những lợi ích của việc tập Yoga
– Chấn thương: Chấn thương do tập yoga gần đây có xu hướng tăng nhanh. Rất nhiều trường hợp phải đi khám tại các trung tâm y tế do bị đau vai, cổ, lưng… sau khi tập yoga.
– Căng cơ ở vùng cột sống lưng, đầu gối, cổ vai, cẳng chân do động tác lặp đi lặp lại, kéo giãn gân cơ dây chằng quá mức. Đau lưng do các tư thế cúi hoặc ngửa tối đa làm các dây chằng dọc đốt sống và các cơ cạnh sống lưng bị căng giãn quá mức.
– Trật khớp vai hoặc giãn dây chằng nếu khi vai ở vào vị trí không thuận lợi. Ngoài ra, có nhiều cơ xung quanh vai nên nếu tập quá nhiều một động tác mà không có các tư thế đối nghịch dễ gây ra tình trạng mất cân bằng giữa các nhóm cơ. Những tư thế sai ở vùng vai có thể dẫn đến viêm gân cơ, mất vững khớp vai.
Với những người có nhu cầu học yoga, nếu có tiềm ẩn bệnh tật không phù hợp với một số động tác trong yoga mà vẫn gắng tập sẽ càng gây tác hại nghiêm trọng như:
– Căng cơ ở vùng cột sống lưng, đầu gối, cổ vai, cẳng chân do động tác lặp đi lặp lại, kéo giãn gân cơ dây chằng quá mức. Đau lưng do các tư thế cúi hoặc ngửa tối đa làm các dây chằng dọc đốt sống và các cơ cạnh sống lưng bị căng giãn quá mức.
– Trật khớp vai hoặc giãn dây chằng nếu khi vai ở vào vị trí không thuận lợi. Ngoài ra, có nhiều cơ xung quanh vai nên nếu tập quá nhiều một động tác mà không có các tư thế đối nghịch dễ gây ra tình trạng mất cân bằng giữa các nhóm cơ. Những tư thế sai ở vùng vai có thể dẫn đến viêm gân cơ, mất vững khớp vai.
– Chấn thương vùng cổ: Nếu đang bị đau cổ hoặc chấn thương cổ cấp tính mà tập động tác như gập cổ, ngửa cổ tối đa sẽ làm tổn thương nặng thêm.
– Chấn thương đĩa đệm cột sống do tư thế không đúng của động tác cúi vặn người.
– Bong gân cổ chân, giãn dây chằng nếu thực hiện không đúng các tư thế, như ngồi chéo chân, đứng một chân…
Do đó, trước khi chọn yoga để rèn luyện sức khỏe, bạn cần nắm rõ quy luật của bộ môn này và nên đến những trung tâm có uy tín để luyện tập. Khi tập, cần đúng động tác, không nên quá sức chịu đựng. Bạn cũng cần cho hướng dẫn viên biết tiền sử tình trạng sức khỏe của mình để biết cách tập thế nào là phù hợp.
Yoga mang đến một phương pháp luyện thể chất, dưỡng tâm trí và mở ra con đường “không giới hạn” cho các yogi (người tập yoga) muốn đắc đạo. Tuy nhiên, ở mức độ căn bản, yoga không mang lại những kết quả bất ngờ hay kỳ diệu cho một cơ thể bình thường, càng không phải là cách tập vật lý trị liệu để chữa bệnh, ngược lại còn có thể bị chấn thương mới. Với mục đích rèn luyện sức khỏe, nên xem yoga là một phương cách tập luyện với tất cả lợi ích (nếu tập đúng) cũng như tác hại (nếu tập sai) mà bất kỳ môn thể dục thể thao nào cũng có.
Những người bệnh tim cẩn thận khi tập yoga
Việc luyện tập yoga cần được duy trì đều đặn trong thời gian dài. Mỗi người phải căn cứ vào mục đích, thể trạng, tuổi tác, giới tính, tính cách và điều kiện để chọn cách tập thích hợp.
Yoga là một trong những phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn một số triệu chứng suy giảm chức năng tim mạch do chứng tăng huyết áp, béo phì hoặc lượng đường huyết cao… Thông qua rèn luyện, hệ thống tim mạch sẽ hoạt động ổn định. Được coi là cách phòng ngừa tốt nhất với bệnh tăng huyết áp, các bài tập yoga giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Tuy nhiên, có một số tư thế trong yoga không thích hợp với người bị bệnh tim mạch, huyết áp thấp, đau đầu (ví dụ tư thế cây nến) sẽ làm triệu chứng bệnh nặng thêm. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn, chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao, chẳng những không đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng ngược, khiến cơ thể yếu và mệt – nhất là cách hít thở – yếu tố quan trọng của yoga.
Khi tập yoga, bạn cần luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên, thở ra thì phải hóp bụng lại, dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu… Nếu thực hiện không đúng cách và đồng bộ, hít thở không phù hợp với từng phần tập chính của những động tác yoga, chắc chắn sẽ không mang lại tác dụng nào cho sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, dẫn đến trầm cảm, “tẩu hỏa nhập ma”… khó phục hồi được.
Những người bị bệnh tim mạch, trước khi luyện yoga cần lưu ý:
– Không nên để đầu ở vị trí thấp hơn tim. Nếu bạn bị cao huyết áp, có vấn đề về tim, tăng nhãn áp hay bong võng mạc.
– Nếu bị cao huyết áp hoặc tim mạch, bạn chỉ nên giữ những tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp, hãy lót hai cánh tay dưới đầu.
– Nếu bị chứng huyết áp thấp, nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi.
Có thể bạn quan tâm: Tại sao lại nên dùng thảm khi tập yoga?
Tóm lại, tập yoga không phải là một trò chơi hay trào lưu nhất thời. Quá trình luyện tập đòi hỏi sự kiên trì mới có tác dụng thật sự.