Tìm hiểu về thảm tập yoga

Trong yoga thì 1 tấm tham tap yoga chat luong cao là thứ mà hầu như ai cũng có. Tập Yoga đều đặn không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai và linh hoạt mà còn giúp bạn có được một tinh thần sảng khoái, giảm thiểu những căng thẳng mệt mỏi thường ngày. Hầu hết những tư thế luyện tập của Yoga giúp điều chỉnh sự hoạt động của những hệ thống trên cơ thể như tuyến nội tiết, hệ tiêu hóa và tim mạch.

Thảm tập yoga là gì?

Thảm tập Yoga là một trong những dụng cụ không thể thiếu khi luyện tập Yoga trong nhà hoặc ngoài trời bởi nó bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương trong suốt quá trình luyện tập. Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại thảm Yoga với nhiều chất lượng và mức giá khác nhau giúp cho người dùng có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm thích hợp với mình.

Thảm là công cụ hỗ trợ tập luyện yoga quan trọng nhất , và hầu như những người tập yoga đều phải có cho mình một tấm thảm.

Tác dụng của thảm trong việc tập Yoga và tập GYM

Ngoài ra để giúp người tập Yoga hiểu rõ hơn về tác dụng của thảm tập Yoga đối với cơ thể mình, chúng tôi xin chia sẻ một số lợi ích mà thảm mang lại như:

Bảo vệ cơ thể khỏi những chấn thương: hầu hết các thế Yoga đều đòi hỏi ở người tập sự thăng bằng của cơ thể bởi thế đối với những người mới bắt đầu tập Yoga thì một tấm thảm có thể giúp họ chống lại những chấn thương đáng tiếc xảy ra.

Hỗ trợ cân bằng cho cơ thể: những động tác trong Yoga luôn cần một chổ bám cho bàn chân để tạo thăng bằng và thảm tập có thể cung ứng tốt điều này.

Duy trì nhiệt độ cho cơ thể: Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng thực tế thì thảm còn giúp cơ thể người tập tránh khỏi sự tiếp xúc với mặt sàn lạnh từ đó giữ nhiệt cho cơ thể và bảo toàn năng lượng chạy suốt trong cơ thể mà không bị thất thoát ra ngoài.

Một số lưu ý khi mua thảm yoga

Đầu tiên, trước khi mua thảm, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau để định hướng cho việc tìm một loại thảm phù hợp nhất:

Mục đích sử dụng thảm của bạn?

Bạn mua thảm để tập ở nhà/ gửi hẳn ở studio hay mang đi du lịch/ mang đi về giữa nhà và studio. Trả lời cho câu hỏi này giúp bạn xác định lựa chọn thảm có khối lượng phù hợp. Ví dụ với những thảm dày 1.5-3mm, khối lượng nhẹ dưới 2kg, bạn có thể thuận tiện mang đến phòng tập hàng ngày hoặc mang theo mình du lịch.

Bạn đang tập loại hình yoga nào?

Hatha, Yin yoga với các tư thế nhẹ nhàng, di chuyển chậm, bạn có thể dễ dàng chọn cho mình bất cứ loại thảm yêu thích

Ashtanga, power yoga đòi hỏi nhiều thể lực, nhiều tư thế chống đẩy, bạn cần một chiếc thảm dày cùng với độ đàn hồi tốt để bảo vệ các khớp như gối, cổ tay

Vinyasa, đòi hòi bạn di chuyển liên tục trong một bài tập, Bikram và hot yoga khiến bạn đổ mồ hôi nhiều, bạn cần cho mình bề mặt thảm có độ bám tốt, thảm trải bám mặt sàn giúp bạn thực hiện các tư thế một cách an toàn. Ngoài ra  bề mặt thảm không nên hút mồ hôi giúp thảm bền lâu và dễ vệ sinh.

Bạn có bị dị ứng mùi?

Bạn nên tìm hiểu thảm sản xuất từ chất liệu gì, từ PVC hay cao su thiên nhiên cùng với một số chất hóa học trong đó, để giúp bạn lựa chọn thảm phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Phần đông nhạy cảm với latex (cao su hình thành từ nhựa cây chế biến ở một nhiệt độ nhất định cùng hóa chất).

Với thảm làm từ cao su thiên nhiên, mùi nhựa đặc trưng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên mùi sẽ giảm dần về sau. Bạn nên trải thảm ở nơi thoáng mát để mùi nhẹ đi trước những lần đầu tập đầu tiên với thảm.

Bạn có bao giờ tự hỏi khi tập yoga trên một tấm thảm mà bạn liên tục phải gồng hai chân để giữ thăng bằng sẽ như thế nào không ? Nếu bạn không chịu được điều đó thì hãy thật sự quan tâm đến độ bám của thảm tập. Nếu khi bạn đè bàn tay lên tấm thảm mà cảm giác như tay bạn không thể giữ yên một chỗ quá lâu thì tấm thảm đó rõ ràng không phù hợp với bạn.

Những tấm thảm có đường rãnh hoặc làm từ các vật liệu như đay, cao su thiên nhiên, chất hữu cơ, vật liệu tái chế, chúng đều tạo sự thoải mái và có độ bám khá cao cho người sử dụng.

Một điều cần nhớ nếu bạn chọn một tấm thảm có nhiều đường rãnh để giúp tăng độ bám thì hãy chắc rằng mình có thể làm sạch tấm thảm thường xuyên vì bụi bẩn cũng như mồ hôi sẽ kẹt lại tại các vị trí này.

Bí quyết và kinh nghiệm chọn thảm tập yoga tốt – an toàn

Từ kinh nghiệm của mình cũng như từ sự chia sẻ của các huấn luyện viên nhiều kinh nghiệm, cuối cùng Nhã Trang xin đúc kết những bí quyết lựa chọn thảm yoga tốt và an toàn (các bạn lưu ý là đã tốt nhưng cũng phải an toàn khi sử dụng nữa nhé):

Kích thước rộng – dài của thảm

Đây là điều đầu tiên bạn nên quan tâm khi mua thảm, dù thực tế hầu hết thảm đều được làm theo chuẩn nhất định nhưng bạn cũng cần lưu ý, chiều dài không thể ngắn hơn chiều cao cơ thể, chiều rộng không thể hẹp hơn vai. Độ dày phải thích hợp, đây là một trong những thông số khiến nhiều bạn phân vân nhất. Với cùng một chất liệu, thảm càng dày thì độ hỗ trợ càng tốt, phù hợp với những người mới bắt đầu. Tùy thuộc vào chất liệu chế tạo thảm mà nhà sản xuất đưa ra các độ dày khác nhau. Với các bạn hay di chuyển không nên chọn thảm quá nặng để có thể dễ dàng mang theo.

Ngoài các cửa hàng bán lẻ thị trường hiện nay phổ biếnn những tấm thảm tập yoga chủ yếu có 2 kích thước thông dụng là dài 173cm x 61cm và 183cm x 61cm. Trong dòng thảm PVC, rất nhiều nhà cung cấp đã mua thảm cuộn loại mỏng (thường là 3mm-4mm) và về cắt theo kích cỡ nhỏ hơn một chút để sản xuất ra các cỡ thảm không đúng tiêu chuẩn và bán rẻ hơn (168x58cm, 170x60cm…).

Về độ dày, thực tế thảm PVC tại Việt Nam đang có các loại 3mm, 4mm, 5mm và 6mm. Thảm TPE phổ biến nhất các loại 4mm, 6mm và 8mm. Độ dày càng cao thì giá thành càng đắt.

Đối với những bạn mới tập nên chọn thảm dày khoảng 8mm, những người tập lâu năm thường chọn thảm dày từ 4 cm tới 6 cm.

Kiểm tra độ dày của thảm xem phù hợp không

Khi bạn tập yoga, bạn sẽ tốn một khoảng thời gian để thích nghi và làm quen với những động tác khó – vì vậy hãy chắc rằng tấm thảm bạn chọn sẽ phù hợp với bạn trong khoảng thời gian dài.

Đối với những người mới tập yoga, điều quan trọng là phải có một tấm thảm đủ dày  và có độ bám cao để có thế giúp xây dựng dần dần sức mạnh của các cơ và khớp đồng thời sẽ giúp tránh khỏi những chấn thương. Việc sử dụng những tấm thảm mỏng sẽ gây nguy hiểm cho cổ tay của bạn khi luyện tập.

Bên cạnh đó một tấm thảm với độ dày phù hợp có thể duy trì trạng thái cân bằng tốt cho cơ thể của bạn, do đó bạn có thể dễ dàng tập yoga mà không phải lo lắng vấn đề gì khác.

Độ đàn hồi của thảm rất quan trọng

Một tấm thảm dày thì rất tuyệt và có thể là tất cả những gì bạn cần, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn không thực hiện chuỗi động tác trên một tấm thảm đàn hồi khổng lồ, bởi vì những tấm thảm có độ đàn hồi cao, đa phần thì chúng là dành để tập gym hoặc để ngủ trưa.

Chất liệu làm nên thảm là quan trọng nhất

Hiện tại trên thị trường có 2 chất liệu để chế tạo thảm là PVC và TPE, ngoài ra còn có thảm làm từ PU. Loại thảm PVC tuy giá thành rẻ nhưng tuổi thọ sử dụng không cao, thảm mới thường có mùi rất nặng, tác động xấu đối với việc hít thở sâu khi tập Yoga. Nếu người tập có vấn đề về hô hấp như xoang, viêm mũi… hoặc hay bị dị ứng với mùi, da mẫn cảm, thì càng không nên dùng thảm nhựa PVC.

Chất liệu TPE  là vật liệu được chế tạo từ cao su tự nhiên có độ đàn hồi cao, khả năng co giãn, kéo giãn và chịu lực rất cao, độ bám rất tốt, không chứa các hóa chất độc hại, an toàn khi tiếp xúc với da và tuổi thọ sử dụng cũng rất cao. Tuy nhiên giá thành cao hơn nhiều lần thảm PVC.

Thảm tập yoga PVC

Vật liệu PU là cao su thiên nhiên, loại này khá nặng và giá cao. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các loại vật liệu này nhé:

Thảm yoga làm từ chất liệu PVC

Đây là chất liệu làm thảm tập Yoga phổ biến nhất trên thị trường hiện nay với ưu thế giá rẻ, chỉ bằng khoảng 1/4 thảm cao cấp bằng chất liệu TPE. Chất lượng thảm PVC rất chênh lệch tùy thuộc vào năng lực của nhà sản xuất. Nếu tập yoga thường xuyên, bạn có thể sử dụng thảm này được 6 – 12 tháng, sau đó sẽ nhận thấy thảm bị mất độ dày, mất độ đàn hồi hoặc dơ mà không cải thiện được và các hạt nhựa liên kết bị nứt, bong. Đặc điểm chung của phần lớn các thảm yoga được làm từ PVC mới mua là mùi nhựa rất nặng sẽ tác động không tốt lên việc hít thở sâu khi tập Yoga.

Chất liệu TPE làm thảm yoga an toàn

TPE là vật liệu cao cấp mới được sử dụng để chế tạo thảm trong thời gian gần đây. TPE được chế tạo từ cao su non tự nhiên có độ đàn hồi cao, khả năng co giãn, kéo giãn và chịu lực rất cao. Vật liệu TPE được gia công theo quy trình ép khuôn bằng nhiệt, không chứa các hóa chất độc hại, thân thiện với môi trường (tái sử dụng được) và an toàn khi tiếp xúc với da.

Thảm tập yoga TPE 2 lớp đang rất được yêu thích

Thảm TPE có ưu điểm là khả năng chịu lực tốt, chịu được nhiệt độ cao, độ bám rất tốt nên khả năng chống trượt cao, hỗ trợ tối ưu cho việc tập Yoga. Tuổi thọ sử dụng cũng rất cao, lý tưởng 4 – 5 năm. Tuy nhiên giá thành cao hơn nhiều lần so với thảm PVC.

Thảm Yoga PU

Đây là chất liệu cao cấp nhất thường được sử dụng trong các dòng thảm tập yoga cao cấp của các thương hiệu nổi tiếng vì những đặc tính ưu việt của chúng như độ bám vượt trội ngay cả khi mồ hôi ướt, độ đàn hồi cực tốt (rất “lì”, cho phép chế tạo thảm mỏng hơn).

Các loại thảm dùng chất liệu này cũng có độ bền tương đối cao (khoảng 3 năm với người tập bình thường), tuy nhiên yêu cầu bảo quản và sử dụng thảm cũng khá khắt khe và đặc biệt là giá thành đắt hơn hẳn các chất liệu PVC và TPE.

Thảm nào tốt hơn?

Dựa vào các thông số kỹ thuật trên có thể thấy thảm TPE hoàn toàn vượt trội hơn so với thảm PVC mang lại nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng khuyến khích các bạn phải mua thảm tập yoga bằng chất liệu TPE. Bởi vì trong một số trường hợp thì việc chọn mua thảm bằng chất liệu PVC là hợp lý hơn.

Thảm PU thường có giá cao và kén người sử dụng nên cũng ít thấy xuất hiện ở thị trường Việt Nam.

Một số lưu ý khi chọn thảm tập yoga mà bạn nên biết:

Nếu bạn có vấn đề về hô hấp như xoang, viêm mũi… hoặc hay bị dị ứng với mùi, da mẫn cảm, bạn không nên dùng thảm nhựa PVC.
Nếu bạn chỉ mới thử tập yoga (chưa quyết định theo lâu dài) thì bạn nên mua loại thảm PVC để tiết kiệm hơn nhưng phải lưu ý về độ dày của thảm và cần giặt phơi thảm vài lần trước khi sử dụng. Không phơi thảm PVC ngoài trời nắng to và tránh để thảm gần các nguồn nhiệt mạnh (bếp gas, máy sưởi…).
Nếu bạn dự định gắn bó lâu dài với yoga, hãy chọn loại thảm TPE bởi nó sẽ tiết kiệm hơn cho bạn khi sử dụng (mặc dù giá đầu tư ban đầu có vẻ rất cao nhưng xét cả về thời gian sử dụng lẫn độ an toàn của chất liệu thì thảm TPE thực ra hợp lý hơn thảm PVC rất nhiều).
Độ dày thảm lý tưởng nên mua là 6mm – 8mm.
Ngoài ra trên thị trường còn có loại khăn trải thảm yoga chuyên dụng dùng để trải phủ lên thảm tập với tác dụng thấm hút mồ hôi tốt, dễ giặt và gập lại gọn nhẹ, bạn có thể mua thêm để phủ lên thảm tập chung ở phòng tập nhằm đảm bảo vệ sinh.

Hướng dẫn giặt thảm tập yoga đúng cách

Thông thường, mỗi bạn tham gia tập luyện yoga đều sở hữu từ 1 đến 2 chiếc thảm tập yoga. Các bạn cũng thấy rằng sau một vài lần sử dụng thì thảm thường có hiện tượng bị bám bụi, hút mồ hôi thậm chí là cáu bẩn. Đó là điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu bạn cứ chăm chỉ tập luyện và tiếp xúc nhiều với thảm không vệ sinh thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bạn.

Để sử dụng thảm tập lâu dài, chúng ta cũng cần vệ sinh, bảo quản thảm cho tốt. Có những loại nước làm sạch thảm chuyên dụng nhưng nếu không mua được, bạn cũng có thể dùng khăn ẩm thấm nước lau sạch, chùi các vết dơ trên bề mặt thảm. Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, để thảm khô tự nhiên với gió, sau đó mới cuộn lại cất vào túi. Đặc biệt là không được cho thảm vào máy giặt hoặc ngâm trong nước lâu, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ, thậm chí là hỏng thảm.

Giặt thảm bằng dấm và tinh dầu

Dụng cụ cần thiết: dung dịch làm sạch thảm, bình xịt, dấm trắng, tinh dầu trà và khăn vải bông mềm.

Với phương pháp này thì bạn có thể mua những dung dịch làm sạch thảm Yoga có bán sẵn trên thị trường rồi về làm theo như hướng dẫn sử dụng hoặc tự pha cho mình dung dịch để vệ sinh thảm gồm 1 – 2 muỗng canh dấm trắng, thêm 4 – 5 giọt tinh dầu trà, một chút nước lạnh và đựng trong bình xịt rồi sau đó lắc đều. Việc cho thêm tinh dầu sẽ giúp làm giảm mùi của giấm trắng và tránh làm tổn hại đến chất lượng thảm tập. Tinh dầu trà còn có tác dụng chống nấm và tạo mùi hương dễ chịu cho thảm tập Yoga.

Phương pháp dùng dung dịch để làm sạch thảm Yoga thì thời gian tốt nhất để vệ sinh thảm là ngay sau khi bạn tập xong. Điều này sẽ giúp cho các vi nấm, vi khuẩn và mồ hôi không bám quá lâu trên bền mặt thảm tập.

  • Bước 1: Tạo hỗn hợp gồm ¼ chén dấm trắng, ¾ chén nước ấm, 1 muỗng bột nổi và 10 giọt tinh dầu trà.
  • Bước 2 : Đặt thảm Yoga của bạn vào bồn tắm hoặc dưới vòi sen, phun hỗn hợp trên vào cả hai mặt của tấm thảm, chà sạch thảm bằng miếng bọt biển sạch, sau đó ngâm vào nước ấm. Cuối cùng bạn lau thảm bằng khăn khô rồi phơi thật khô (Lưu ý : KHÔNG phơi thảm ngoài trời nắng gắt).

Vệ sinh thảm tập bằng xà phòng

Đôi khi thảm tập của bạn sẽ quá dơ và dung dịch xịt không thể làm sạch hết, nó cần phải làm sạch kỹ càng hơn.

  • Bước 1: Cho một vài giọt xà phòng lên miếng bọt biển và làm ướt nó với nước ấm.
  • Bước 2 : Dùng miếng bọt biển chà lên thảm tập một cách nhẹ nhàng và êm ái để làm sạch bụi bẩn mà không làm ảnh hưởng tới bề mặt thảm.
  • Bước 3 : Lau thảm bằng một chiếc khăn lau và để khô tự nhiên trong không khí.

Giặt ngâm thảm

  • Bước 1 : Hòa dung dịch nước xà phòng loãng vào trong một chiếc chậu lớn hoặc bồn tắm.
  • Bước 2 : Cho thảm tập vào ngâm trong dung dịch nước vừa pha từ 15 – 30 phút.
  • Bước 3 : Dùng bọt biển chà nhẹ nhàng lên thảm để tách lớp bụi bẩn ra khỏi thảm tập.
  • Bước 4 : Lấy thảm ra rồi phơi khô.

Lưu ý:

Không dùng các dung dịch chứa axit mạnh để vệ sinh thảm vì dung dịch này sẽ làm hỏng bề mặt thảm và làm giảm độ bền của thảm tập.

Không phơi thảm ngoài trời nắng gắt vì như thế sẽ làm mất tính đàn hồi của thảm rất nhanh.